Bên cạnh đó, khi bạn làm việc tại Nhật Bản và có nộp thuế đầy đủ, khi về Việt Nam bạn sẽ được nhận lại khoảng 80% số tiền hưu trí, tương đương với khoảng 60-70 triệu đồng.
Năm nào cũng có, tháng nào cũng nhắc lại: “Ở Việt Nam sướng vậy, đi Nhật làm gì?”. Rồi đến năm nay, đồng Yên có dấu hiệu tụt dốc lại càng làm người lao động hoang mang về cơm, áo, gạo, tiền.
Chuyện đi xuất khẩu lao động đã không còn xa lạ với người Việt Nam chúng ta, đặc biệt là các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Theo thống kê, trong năm 2016 cả nước có 126.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, thị trường Nhật Bản chiếm 40.000 người, Hàn Quốc có trên 8.000 người, còn lại là các thị trường khác. Có rất nhiều lao động sau khi hết hạn hợp đồng đã được gia hạn thêm và cũng có rất nhiều gia đình có tới 3-4 người cùng đi XKLĐ.
Chúng ta thử làm một bài toán kinh tế đơn giản, nếu người lao động ở Việt Nam làm nông nghiệp hoặc làm công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp thì mức lương sẽ dao động từ 6-8 triệu đồng. Tuy rằng ở Việt Nam, chi phí sinh hoạt, ăn uống không đắt đỏ nhưng người lao động cũng sẽ không để được là bao. Chưa tính đến lúc đau ốm, lo cho con cái học hành, ma chay, cưới hỏi… Sau 3 năm làm việc chăm chỉ ở Việt Nam, may mắn lắm thì chúng ta có thể tiết kiệm được khoảng 100 triệu đồng. Nhiều người không tiết kiệm được đồng nào, có người còn phải vay nợ, ngoài ra cũng không học hỏi được gì về kỹ thuật, công nghệ cũng như ngoại ngữ.
Cùng với thời gian đó, nếu bạn đầu tư khoảng hơn 100 triệu để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì mức lương của bạn sẽ từ 24 – 30 triệu đồng/tháng. Trừ tất cả các chi phí, bạn có thể tiết kiệm được từ 18-20 triệu đồng/tháng. Như vậy sau 3 năm bạn có thể tiết kiệm được khoản tiền từ 600-700 triệu đồng. Trừ đi số vốn ban đầu mà bạn bỏ ra thì bạn sẽ còn dư khoảng 500 – 600 triệu đồng.
Bên cạnh đó, khi bạn làm việc tại Nhật Bản và có nộp thuế đầy đủ, khi về Việt Nam bạn sẽ được nhận lại khoảng 80% số tiền hưu trí, tương đương với khoảng 60-70 triệu đồng.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế, bạn còn được thứ quý giá hơn tiền, đó chính là tác phong làm việc, văn hóa, kiến thức, kinh nghiệm và đặc biệt là “tiếng Nhật”. Có rất nhiều người khi sang Nhật đã chịu khó học tiếng và sau khi về nước có thể trở thành phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch, giáo viên, quản lý nhà máy, xí nghiệp , làm chủ doanh nghiệp… Nhìn chung tương lai tươi sáng đang mở rộng trước mắt bạn.